logo-da-nang-open-tour

Nhà Thùng Nước Mắm Phú Quốc

Nhà Thùng Phú Quốc Chuyên Để Ướp & Làm Ra Các Loại Nước Mắm Thuyền Thống. Cơ Sở Sản Sản Xuất Nước Mắm Phú Quốc Là Nơi Thu Hút Nhiều Du Khách Tham Quan, Tìm Hiểu Về Quy Trình Sản Xuất Nước Mắm Phú Quốc Thương Tiệu Lâu Đời & Nổi Tiếng Khắp Trong Nước. Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ 0935 650 465

Nước mắm Phú Quốc là một tên gọi chung của cho các loại nước mắm được sản xuất tại Đảo Phú Quốc, địa điểm không thể bỏ qua khi đến Phú Quốc. Nước mắm phú quốc nổi tiếng trong cả nước và thế giới bởi vị thơm ngon, độ đậm cao nguyên chất và đạt chất lượng cao.

Nhà Thùng Nước Mắm Phú Quốc -  Tinh Hoa Ẩm Thực Việt Nam

Nhà Thùng Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng cả trong và ngoài nước không chỉ nhờ độ đạm cao, có màu, mùi, vị thơm ngon đặc trưng mà còn bởi truyền thống làm nước mắm lâu đời của người dân. Vùng biển Phú Quốc được thiên nhiên ban tặng nguồn sản lượng thủy hải sản rất lớn, từ đó có thể chế biến được Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng. Hầu như trong mâm cơm người Việt không thể không có chén nước mắm nguyên chất để tăng hương vị của món ăn. Nước mắm là đặc sản ẩm thực của mang đậm bản sắc dân tộc.

1. Thương Hiệu Nước Mắm Phú Quốc

Phú Quốc là nơi có rất nhiều các loài cá cơm, là một lợi thế tuyệt vời của Phú Quốc khi ít có vùng biển nào lại tập trung nhiều cá cơm như Phú Quốc. Chính vì vậy người dân nơi đây đã sản xuất ra những loại nước mắm đặc biệt mà không nơi nào có được, việc biết tận dụng nguồn lợi trời cho này đã giúp nước mắm Phú Quốc có lịch sử hoành tráng trên 200 năm.

Nhà Thùng Nước Mắm Phú Quốc

2. Các loại vật liệu Chưng Nước Mắm

2.1 Thùng lều: 

Thùng lều được làm bằng gỗ bời lời hay các loại gỗ dẻo mềm khai thác tại rừng, cao khoảng 2m đến 4m, đường kính từ 1,5m đến 3m. Mỗi thùng được niềng bằng 6 đến 8 sợi đai tùy thùng lớn nhỏ, mỗi sợi được quấn bằng 120 sợi song mây chắc nịch để cố định. Thời gian sử dụng thùng có thể lên đến 60 năm thậm chí gần 100 năm.

Xem thêm: dinh cậu phú quốc

Thùng nước mắm Phú Quốc

Điều đó cho thấy những nguyên liệu làm nên những thùng gỗ này bền bỉ đến nhường nào. Để sản xuất thùng Lều, những tấm gỗ thường được xẻ có độ dày khoảng 25 cm, được phơi thật khô và ghép lại với nhau bằng các chốt cây. Sau đó, dùng những sợi dây đai làm bằng mây vì bền, chắc, không co dãn theo điều kiện môi trường để buộc chắc và giữ chặt thùng chứa. Phía dưới thùng có lỗ lù để kéo rút nước trong thùng chượp.

2.2 Thùng lu: 

Thùng lu hay còn được gọi là thùng mái vú là những chiếc chum sành, được làm từ đất sét và nung ở nhiệt độ cao, thường được các làng nghề thủ công đồ gốm sản xuất. Cách làm nước mắm bằng thùng lu chỉ khác với nước mắm bằng thùng lều ở chỗ thay vì để thùng lều trong nhà chờ thủy phân thì cách làm bằng thùng lu là đem trực tiếp các lu ra ngoài nắng phơi trực tiếp.

2.3 Thùng loại chủ yếu: 

Các chủ cơ sở làm nước mắm thường sử dụng loại thùng hình trụ hay còn được gọi là thùng lều, loại thùng này có sức chứa từ 7 đến 10 tấn cá cơm nguyên liệu, nhưng trong khoảng chục năm trở lại đây người ta lại có xu hướng đóng thùng to hơn, có thể chứa tới 15 hoặc 20 tấn cá. Cỡ thùng này đường kính miệng khoảng 3,2m, trong khi đáy khoảng 2,6m.

Để làm vách thùng, người thợ chọn ra đúng 55 tấm ván có kích cỡ đều nhau: dài 2,2m, rộng khoảng 20cm, dày 6cm. Ở hai cạnh tấm ván, người ta dùng bào tạo độ nghiêng sao cho khi ráp lại thành hình trụ, từng tấm ván khít rịt nhau.

Dọc tấm ván, người thợ lại khoan năm lỗ rồi dùng chốt bằng gỗ ổi kết từng miếng lại, ở giữa lại lót thêm vỏ tràm làm ron để thùng không bị thấm từ trong ra. Sau khi ráp vách thùng xong mới tới khâu vô đáy.

Ván đáy có bề dày từ 7cm đến 8cm để gánh chịu trọng lượng. Các loại gỗ trai, hộ phát, bời lời, dên dên vốn có nhiều trên rừng ngày trước được các chủ thùng ưa chuộng bởi độ bền rất cao.

Theo nhiều ông chủ nhà thùng cho biết, việc ráp thành hình chiếc thùng xem như mới được nửa chặng đường. Khâu khó nhất, thể hiện tay nghề của thợ là việc lấy ni quấn đai hay còn gọi là dây niền và vô đai. Đai làm bằng loại mây xanh hoặc mây đỏ bứt trên rừng. Bất kể loại thùng nhỏ hay lớn, người ta đều dùng bảy chiếc đai to cỡ cùm tay người lớn thít chặt bên ngoài.

3. Phương Pháp Sản Xuất Nước Nắm Phú Quốc

3.1 Thiết bị sản xuất nước mắm:

Thùng gỗ lớn, thùng gỗ được làm bằng gỗ Bờ Lời có tại rừng Phú Quốc, chiều cao mỗi thùng khoảng 2m đến 4m, đường kính từ 1,5m đến 3m tùy theo thùng lớn thùng nhỏ, mỗi thùng được niền bằng 6 đến 8 sợi đai tùy thùng lớn nhỏ, mỗi sợ được quấn bằng 120 sợ song mây được lấy từ núi Ông Tám và Bắc Đảo. Gia công mỗi thùng mất khoảng 4 đến 5 triệu đồng, thời gian sử dụng có thể lên đến 60 năm.

3.2 Nguyên liệu sản xuất nước mắm:

Muối và Cá cơm, cá cơm có nhiều chủng loại như : Sọc Tiêu, Cơm Ðỏ và Cơm Than là cho chất lượng nước mắm ngon, còn các loại cá cơm khác thì hơi kém chất lượng. Muối phải chọn loại muối có hàm lượng tạp chất thấp và cất giữ muối hơn 3 tháng mới được sử dụng, vì khi giữ muối trên 3 tháng để các muối tạp gốc Can-xi và Ma-giê – vốn tạo ra vị chát trong nước mắm – lắng xuống dưới. Khi sử dụng để muối cá, phần muối lắng ở dưới sẽ bị bỏ đi.

3.3 Chế biến nước mắm:

Ướp muối và cá với tỷ lệ 1:3, 1 muối 3 cá, sau khi trộn cá và muối rồi cho vào thùng ủ, tiêu chuẩn nước mắm Phú Quốc ủ 12 tháng có nhiều nhà thùng ủ tới 15 tháng tùy vào cách chế biến mỗi người, sau thời gian này nước mắm được rút ra, nước đâu tiên có đạm trên 30, tiếp đến là nước thứ 2 có độ đạm khoảng 20 và cứ tiếp để hết độ đạm trong thùng mắm, bằng phương pháp đặt trưng riêng của người Phú Quốc họ lấy các nước loại nước mắm có từng độ đạm khác nhau và đấu trộn lại với nhau, để có từng độ đạm theo tiêu chuẩn.

– Bằng phương pháp tự nhiên mà họ có thể lấy nước mắm tới 42 độ đạm, là vì họ đem phơi nắng nước đầu tiên sau đó đem đổ nước mắm này vào thùng cái và họ cho ra loại nước mắm 42 độ đạm bằng cách tự nhiên.

– Nước mắm Phú Quốc không pha màu như các loại nước mắm khác, nước mắm phú quốc hoàn toàn làm bằng tự nhiên vì họ ướp cá rất tươi khi máu còn trong thân cá và ủ tới 12 tháng nên nước mắm có màu vàng cánh gián rất tự nhiên.

4. Lịch sử làm nghề nước mắm

– Nước mắm là một thực phẩm gia vị được sử dụng trên khắp thế giới, về nguồn gốc xứ xuất nước mắm có lúc nào thì đây là câu trả lời còn bí ẩn, không ai khẳng định được nước mắm có từ lúc nào và từ nước nào. Nước mắm được sản xuất thủ công mang sắc thái kinh nghiệm và bản sắc riêng của từng dân tộc truyền từ đời này sang đời khác.

– Kể từ khi hòn đảo Phú Quốc được lập và là nơi cư trú của hàng ngàn cư dân từ khắp nơi về đây sinh sống, cho đến cuối thế kỷ 18 người dân trên đảo thấy được nguồn cá cơm tại đây rất dồi dào và rất lớn vì quanh đảo Phú Quốc có nhiều rong và sinh vật phu du nên thu hút một lượng lớn cá cơm đến đây sinh sống, thấy nguồn cá cơm dồi dào nên những người dân trên đảo đánh bắt và đem về ủ nước mắm, lúc ban đầu họ chỉ làm để ăn trong gia đình nhưng vì nguồn cá đánh bắt được quá lớn nên họ ăn không hết và nảy sinh làm nước mắm để bán, họ làm để bán qua Campuchia và Thái Lan và các vùng lân cận.

– Mãi đến năm 1950 nước mắm nổi tiếng vì được đánh giá là ngon và có độ đạm cao cách làm rất tự nhiên nên được nhiều người ưu thích, lúc bấy giờ có gần 200 nhà thúng sản xuất nước mắm tại Phú Quốc. Năm 1965 đến năm 1975 là thời kỳ nổi tiếng cực thịnh của nước mắm Phú Quốc.

– Đến thời kỳ bao cấp năm 1975 – năm 1968, ngành sản xuất nước mắm Phú Quốc dần mất thị phần, có nhiều nhà thùng đóng cửa và chuyển sang nghề khác.

– Đến năm 2000 nước mắm Phú Quốc dần phát triển lại . Từ năm 2001, Cục Sở hữu Công nghiệp đã công nhận tên gọi xuất xứ nước mắm Phú Quốc và đến năm 2005, Bộ Thuỷ sản đã ban hành Quy định tạm thời về sản xuất nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc, trong đó bắt buộc sau 3 năm, chỉ có nước mắm đóng chai tại Phú Quốc theo TCN230:2006 mới được chứng nhận xuất xứ từ Phú Quốc.

– Hiện nay tại Phú Quốc chỉ còn 90 doanh nghiệp sản xuất nước mắm, nước mắm Phú Quốc được hiện đại hóa từ thô sơ sang dây chuyền sản xuất hiện đại, tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp vẫn giữ nghề truyền thống sản xuất bằng thủ công, họ muốn giữ lại nguyên vẹn hương vị của nước mắm tự nhiên nhất.

Địa Chỉ sản xuất nước mắm ở Phú Quốc

Hiện nay, các nhà thùng sản xuất nước mắm chủ yếu được đặt tại thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới. 

Dưới đây là danh sách một số nhà thùng rất nổi tiếng bạn có thể ghé thăm nhân một lần đến Phú Quốc:

  • Nhà thùng sản xuất nước mắm Chinsu Phú Quốc. Địa chỉ:  xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
  • Nhà thùng sản xuất nước mắm Hưng Thịnh. Địa chỉ: Đường 30/4, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc
  • Nhà thùng sản xuất nước mắm Khải Hoàn. Địa chỉ: Đường Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc
  • Nhà thùng sản xuất nước mắm Red Boat. Địa chỉ: Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc.

Các bạn đến với Phú Quốc có thể tham quan nhà thùng để hiểu rõ hơn quy trình sản xuất nước mắm tại Phú Quốc và đừng quên mang về cho mình một cập nước mắm Phú Quốc nhé, làm quà thật ý nghĩa.

Nước mắm thứ gia vị hàng ngày dùng trong các bữa ăn thế nhưng khách du lịch có muốn biết chi tiết nó được làm ra như thế nào không? Nếu như chưa biết rõ hay chưa có cơ hội tìm hiểu thì nhân dịp nghỉ để lựa chọn 1 trong những tour Phú Quốc trọn gói như Tour Phú Quốc 3 Ngày 2 đêm để khách tham quan biết đến quá trình làm ra những giọt nước mắm hảo hạng cũng là cơ hội để các bạn tham khảo hòn đảo ngọc xinh đẹp này. Chắc chắn sẽ là chuyến du xuân thú vị, xách balo lên và đi thôi nào!

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline để tư vấn cụ thể hơn cho chuyến hành trình sắp tới của bạn nhé: 0935 650 465 - 0898 080 715

Chúc các bạn có chuyến đi du lịch Phú Quốc thật vui vẻ nhé.